1. Cầm vợt dọc

Ưu điểm

Cầm vợt dọc có ưu điểm là đầy chặn trái tay rất tốt, thuận tiện cho việc đẩy trái công phải, tấn công bóng trong bàn tương đối linh hoạt. Bởi vậy phần lớn mọi người chỉ sử dụng đánh bóng mặt thuận của vợt dọc. Cách cầm vợt này trong khi đánh bóng có thể thực hiện luân phiên giữa thuận tay và trái tay nhanh.  

Cách cầm vợt dọc 

Giống như khi ta cầm bút viết vậy, ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm kẹp chặt vơt, 3 ngón còn lại cong tự nhiên và ép sát vào mặt sau của vợt bóng bàn.

* Cách cầm vợt dọc loại hình tấn công nhanh

Làm cho chuôi vợt áp sát trên ngàm tay (nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, sát với bàn tay) cạnh phải của chuôi vợt áp sát vung đốt thứ 3 của ngón trỏ, đốt thứ nhất của ngón cái áp chặt vào vai trái của vợt, đốt thứ 2 của ngón trỏ áp chặt vào vai phải vợt. Khớp thứ nhất của ngón cái và đốt thứ nhất, thứ hai của ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm quặp ra phía trước của vợt. Khoảng cách giữa đầu ngón trỏ và ngón cái khoảng 1 đến 2 cm. Ba ngón còn lại gập tự nhiên chồng lên nhau và chống giữ phía sau vợt bằng đốt thứ nhất và thứ hai của ngón giữa.

Phương pháp cầm vợt này thích hợp cho lối đánh tấn công nhanh bằng vợt mút dán thuận, độ linh hoạt của cổ tay và ngón tay tốt hơn hẳn cách cầm vợt ngang. Khi tấn công thuận tay, ngón tay cái ấn vợt, ngón trỏ thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống giữ vợt phát lực. Khi đẩy chặn trái tay, ngón trỏ ấn vợt, ngón cái thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống vợt và phát lực.

* Cách cầm vợt dọc cắt bóng.

Ngón cái cong áp sát bên trái chuôi vợt hơi dùng sức ấn xuống, 4 ngón còn lại hơi xòe ra và duỗi thẳng tự nhiên đỡ phía mặt sau của vợt. Cách cầm vợt này thích hợp dùng cho cắt bóng, phạm vi quán xuyến bóng thuận tay và trái tay đều tương đối rộng. Khi cắt bóng thuận tay, đưa vợt hơi nghiêng ra sau giảm thiểu lực lao trước của bóng đến, khi cắt bóng trái tay 4 ngón phía sau vợt hơi quặp lại, đầu tiên làm cho chuôi vợt chúc xuống dưới, sau đó vung vợt cắt bóng. Khi tấn công hoặc đẩy chặn bóng cần di chuyển ngón trỏ đến cạnh sau của chuôi vợt đổi thành phương pháp cầm vợt tấn công.

2.Cách cầm vợt ngang

                

Ưu điểm

Cách cầm vợt ngang thích hợp công bóng hai mặt, cắt bóng, líp bóng vòng cung trái tay, phạm vi quán xuyến lớn. Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của châu Âu.

Cách cầm vợt ngang

Ngón cái cong tự nhiên áp sát chuôi vợt ở phía trước, ngón trỏ ở sau, 3 ngón còn lại cầm lấy chuôi vợt một cách tự nhiên. Cách cầm vợt ngang loại hình cắt bóng tấn công. Ngón cái ở phía trước cong tự nhiên áp sát chuôi vợt, ngón trỏ sau vợt duỗi chếch tự nhiên áp sát mặt vợt, vai vợt đưa nhẹ vào hổ khẩu tay và đốt thứ 2 của ngón giữa. Các ngón khác nắm chuôi vợt một cách tự nhiên.

Cách cầm vợt loại này thích hợp nhất đối với cách đánh loại hình kết hợp cắt bóng với tấn công. Cách cầm vợt đơn giản, mặc dù so với cách cầm vợt dọc thì tính linh hoạt của bàn tay, ngón tay, cổ tay tuy có bị hạn chế nhất định nhưng dễ phát huy tác dụng xoay ngoài và xoay trong của cánh tay và cổ tay. Khi tấn công bóng thuận tay, ngón trỏ có thể hơi di động lên trên tạo thuận lợi cho ép giữ vợt và phát lực. Khi tấn công bóng trái tay và tạt nhanh, ngón cái có thể di chuyển lên trên 1 chút, như vậy sẽ có lợi cho ép vợt và phát lực. Khi cắt bóng thuận trái tay, vị trí của các ngón tay về cơ bản không thay đổi.

Cách cầm vợt ngang loại hình tấn công (đập, vụt) Ngón cái duỗi chếch tự nhiên áp sát mặt vợt, ngón trỏ duỗi chếch tự nhiên áp sát phía sau vợt, dùng đốt thứ nhất của ngón trỏ chống giữ vợt, đầu vợt hơi chếch lên trên.Cách cầm vợt này thích hợp nhất với cách đánh loại hình líp bóng và tấn công nhanh. Nếu so sánh với cách cầm vợt loại hình cắt bóng tấn công thì cách cầm vợt này tương đối ổn định.

3.Lưu ý khi cầm vợt bóng bàn Với những bạn mới tập chơi bóng bàn thì phương pháp cầm vợt cần ổn định, không nên thay đổi một cách quá dễ dàng cách cầm vợt để đảm bảo cho động tác đánh bóng được ổn định nhất.

Người chơi không được cầm vợt bóng bàn quá chặt hoặc quá lỏng. Nếu bạn cầm vợt quá chặt thì sẽ ảnh hưởng tới tính linh hoạt của cổ tay và ngón tay khi đánh bóng, còn nếu như bạn cầm vợt quá lỏng sẽ ảnh hưởng tới sức mạnh đánh bóng và tỷ lệ bóng vào bàn suy giảm.

Dựa vào sự yêu thích và đặc điểm kỹ thuật của bản thân mà chọn phương pháp cầm vợt thích hợp. Ví dụ như bạn thích lối đánh tấn công gần bàn thì nên chọn cách cầm vợt bóng bàn dọc, còn nếu bạn thích đánh líp bóng thuận, trái tay thì tốt nhất là chọn cách cầm vợt ngang…ới những bạn mới tập chơi bóng bàn thì phương pháp cầm vợt cần ổn định, không nên thay đổi một cách quá dễ dàng cách cầm vợt để đảm bảo cho động tác đánh bóng được ổn định nhất.

Trên đấy là 2 cách cầm vợt bóng bàn được toàn thế giới áp dụng. Các bạn nên luyện tập bóng bàn thường xuyên để có được kĩ thuật tốt nhé.